Bước tới nội dung

Lê Chân (quận)

Lê Chân
Quận
Quận Lê Chân
Tượng đài Lê Chân ở quận Lê Chân
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHải Phòng
Trụ sở UBNDSố 10, đường Hồ Sen, phường Trại Cau
Phân chia hành chính15 phường
Thành lập5/7/1961[1][2]
Địa lý
Tọa độ: 20°49′27″B 106°36′29″Đ / 20,82417°B 106,60806°Đ / 20.82417; 106.60806
MapBản đồ quận Lê Chân
Lê Chân trên bản đồ Việt Nam
Lê Chân
Lê Chân
Vị trí quận Lê Chân trên bản đồ Việt Nam
Diện tích11,90 km²[3]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng261.854 người[3]
Mật độ22.004 người/km²
Khác
Mã hành chính305[4]
Biển số xe15-B1-B2-B3
Websitelechan.haiphong.gov.vn

Lê Chân là một quận nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Quận Lê Chân nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng, có vị trí địa lý:

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Quận Lê Chân có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 15 phường: An Biên, An Dương, Cát Dài, Đông Hải, Dư Hàng, Dư Hàng Kênh, Hàng Kênh, Hồ Nam, Kênh Dương, Lam Sơn, Nghĩa Xá, Niệm Nghĩa, Trại Cau, Trần Nguyên Hãn, Vĩnh Niệm.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Quận Lê Chân trước đây là khu phố Lê Chân thuộc thành phố Hải Phòng.

Ngày 5 tháng 7 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 92-CP[1] về việc thành lập khu phố Lê Chân trên cơ sở khu phố Dư Hàng cũ; các tiểu khu: Trần Phú A, Trần Phú B, Trần Phú C, 5 tổ dân phố của tiểu khu Trần Phú II và các tiểu khu: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trương Hán Siêu, Mê Linh, Lê Chân, Trí Tri, Đông An, Cát Đài A, Cát Đài B, Các Đài C, Cát Cụt, Đặng Kim Nơ A, Đặng Kim Nơ B, Nguyễn Văn Tố, Hàng Gà thuộc khu phố Cầu Đất cũ; các tiểu khu: Ngô Quyền, Thống Nhất, Đông Hải, Cánh Gà, Chợ Hàng, 36B, Nhà Thơ, Ta Pi, Văn Minh, 163, Vinh Quang, Hòa Bình, Chợ Con, Thắng Lợi, Từ Vũ thuộc khu phố Hàng Kênh cũ.[2]

Ngày 3 tháng 1 tháng 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 3-CP[5] về việc đổi khu phố Lê Chân thành quận Lê Chân.

Ngày 15 tháng 1 năm 1981, UBND TP. Hải Phòng ban hành Quyết định số 83/QĐ-UBND[6] về việc:

  • Đổi tên khu phố Lê Chân thành quận Lê Chân.
  • Thành lập 11 phường: An Biên, An Dương, Cát Dài, Đông Hải, Dư Hàng, Hàng Kênh, Hồ Nam, Lam Sơn, Mê Linh, Niệm Nghĩa, Trại Cau.

Quận Lê Chân có 11 phường: An Biên, An Dương, Cát Dài, Đông Hải, Dư Hàng, Hàng Kênh, Hồ Nam, Lam Sơn, Mê Linh, Niệm Nghĩa, Trại Cau.

Ngày 25 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 89-HĐBT[7] về việc chia phường An Dương và phường Lam Sơn thành 3 phường: An Dương, Lam Sơn, Trần Nguyên Hãn.

Ngày 20 tháng 12 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 106/2002/NĐ-CP[8] về việc chuyển xã Dư Hàng Kênh và xã Vĩnh Niệm thuộc huyện An Hải về quận Lê Chân quản lý và đổi thành 2 phường có tên tương ứng.

Ngày 10 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2004/NĐ-CP[9] về việc:

  • Chia phường Niệm Nghĩa thành phường Niệm Nghĩa và phường Nghĩa Xá.
  • Sáp nhập phường Mê Linh vào phường An Biên.

Ngày 5 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2007/NĐ-CP[10] về việc chia phường Dư Hàng Kênh thành phường Dư Hàng Kênh và phường Kênh Dương.

Từ đó, quận Lê Chân có 15 phường như hiện nay.

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Có diện tích canh tác nông nghiệp rất ít, diện tích đất tự nhiên nhỏ lại không có các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn, song quận Lê Chân lại là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân luôn ở mức hai con số trong nhiều năm qua (25–31%/năm).

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số trường Đại học, Cao đẳng đóng trên địa bàn quận Lê Chân như:

  • Đại học Hàng hải Việt Nam
  • Đại học Dân lập Hải Phòng
  • Đại học Quản lý và Công Nghệ Hải Phòng
  • Cao đẳng Y tế Hải Phòng
  • Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản.

Một số bệnh viện đóng trên địa bàn quận như:

  • Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp
  • Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng
  • Bệnh viện Quốc tế Vinmec
  • Bệnh viện Quốc tế Green.

Hạ tầng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay quận đang triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị Waterfront City nằm trên địa bàn phường Vĩnh Niệm.

Quận Lê Chân có diện tích 11,9 km², dân số năm 2019 là 219.762 người,[11] mật độ dân số đạt 18.467 người/km².

Quận Lê Chân có diện tích 11,90 km², dân số quy đổi tính đến ngày 31/12/2022 là 261.854 người,[3] mật độ dân số đạt 22.004 người/km².

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
  • An Dương
  • An Kim Hải
  • Bùi Viện
  • Cát Cụt
  • Cầu Cáp
  • Cầu Đất
  • Cầu Niệm
  • Chợ Con
  • Chợ Đôn
  • Chợ Hàng
  • Chùa Hàng
  • Công Nhân
  • Dân Lập
  • Đặng Ma La
  • Đào Nhuận
  • Đình Đông
  • Đinh Nhu
  • Đoàn Kết
  • Đồng Thiện
  • Đông Trà
  • Dư Hàng
  • Dương Đình Nghệ
  • Hai Bà Trưng
  • Hải Đăng
  • Hàng Kênh
  • Hào Khê
  • Hồ Sen
  • Hoàng Minh Thảo
  • Hoàng Ngọc Phách
  • Hoàng Quý
  • Kênh Dương
  • Khúc Hạo
  • Khúc Thừa Dụ
  • Kỳ Phú
  • Lam Sơn
  • Lâm Tường
  • Lán Bè
  • Lê Chân
  • Lê Văn Thuyết
  • Lý Thành Long
  • Mê Linh
  • Miếu Hai Xã
  • Mương Hồ Sen
  • Ngô Kim Húc
  • Ngô Kim Tài
  • Ngọc Trai
  • Nguyễn Bình
  • Nguyễn Công Hòa
  • Nguyễn Đức Cảnh
  • Nguyễn Tất Tố
  • Nguyễn Tường Loan
  • Nguyễn Văn Linh
  • Nhà Thờ
  • Nhà Thương
  • Phạm Hữu Điều
  • Phạm Huy Thông
  • Phạm Tử Nghi
  • Quán Nam
  • Tam Bạc
  • Thích Trí Hải
  • Thiên Lôi
  • Tô Hiệu
  • Tôn Đức Thắng
  • Trại Lẻ
  • Trần Nguyên Hãn
  • Trần Phú
  • Trực Cát
  • Vĩnh Cát
  • Vĩnh Tiến
  • Võ Nguyên Giáp
  • Vòng Hồ Sen
  • Vũ Chí Thắng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Quyết định số 92-CP năm 1961 về việc chia khu vực nội thành của thành phố Hải Phòng thành 3 khu phố mới”. Thư viện Pháp luật. 5 tháng 7 năm 1961.
  2. ^ a b “Nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 63 năm thành lập quận Lê Chân (5/7/1961 – 5/7/2021)”. Báo Hải Phòng. 5 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ a b c UBND TP. Hải Phòng (5 tháng 2 năm 2024). “Phương án số 01/PA-UBND về việc tổng thể sáp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 – 2025 của thành phố Hải Phòng” (PDF). Thành phố Hải Phòng. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2024.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ “Quyết định số 3-CP về việc thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính ở nội thành, nội thị”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật Trung ương. 3 tháng 1 năm 1981. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ Quyết định số 83/QĐ-UBND ngày 15/01/1981 của UBND thành phố Hải Phòng về việc đổi tên khu phố thành quận và đổi tên tiểu khu thành phường.
  7. ^ “Quyết định số 89-HĐBT năm 1981 về việc phân vạch địa giới một số phường thuộc thành phố Hải Phòng”. Dữ liệu pháp luật. 25 tháng 9 năm 1981. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ “Nghị định số 106/2002/NĐ-CP năm 2002 về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Hải An và các phường trực thuộc, mở rộng và thành lập phường thuộc quận Lê Chân và đổi tên huyện An Hải thành huyện An Dương thuộc thành phố Hải Phòng”. Hệ thống pháp luật. 20 tháng 12 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ “Nghị định số 18/2004/NĐ-CP về việc thành lập phường thuộc quận Lê Chân; xã thuộc các huyện Thủy Nguyên, Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng”. Hệ thống pháp luật Việt Nam. 10 tháng 1 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  10. ^ “Nghị định số 54/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Hải An, Lê Chân, Kiến An và huyện An Lão, thành phố Hải Phòng”. Hệ thống pháp luật. 5 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2024.
  11. ^ “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Tổng cục Thống kê.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]